Framework vs Your Application and Packaging
Vừa rồi mình có làm một presentation về “12 factor app” trên công ty. Sau nhiều năm viết kha khá ứng dụng web, và tự config linux desktop environment (mình đang dùng sway, ở cả máy công ty cũng như máy cá nhân) thì có thể nói mình đã thấm nhuần những factor đó (ha). Nhưng vì sao config linux desktop lại liên quan đến ứng dụng web?
Framework vs Application
Có lẽ tựa đề hơi clickbail một chút nhưng mình sẽ chia sẻ về những web framework mình từng sử dụng như django, ruby on rails, flask. Có thể nói ngành IT ở Việt Nam khá hot và cũng có rất nhiều tài liệu cũng như tutorials để mọi người học, thời gian để cho ra một sản phẩm cũng rất nhanh, phần lớn nhờ vào những framwork. Tuy nhiên theo mình thấy chúng được quảng cáo thái quá về việc chúng tốt như thế nào, nhanh, dễ sử dụng ra làm sao. Và với một vài command, dòng code chúng ta đã có một web application. Điều đó thật sự không tốt. Không tốt ở chỗ những framework này cho chúng là cả một ứng dụng, từ cách lên cấu trúc (structure) đến deploy lên production không theo tiêu chuẩn từ ngôn ngữ mà chúng được viết. Nó sẽ là rào cản thực sự khi ứng dụng của bạn grow, cả về codebase lẫn quy mô deploy.
Những web framework theo mô hình MVC thường có concept “Thin Controllers, and Fat Models”. Họ chỉ thấy framework là application, và chỉ có mỗi web interface nên business logic hoặc viết ở controller, hoặc ở model. Nhưng nếu các bạn muốn ứng dụng của mình hỗ trợ thêm CLI hoặc native graphical (ứng dụng desktop truyền thống) thì chúng làm gì có controller, còn nếu đặt ở model thì nó vi phạm Single Responsibility Principle (đi chi tiết thì có thể sẽ trong một post khác).
Nơi tốt nhất để viết business logic chỉ có thể ở service code, chúng tốt nhất là những function, không cần thiết phải là class gì phức tạp vì dù sao đi nữa ứng dụng của chúng ta phần lớn là để transform dữ liệu [0].
Điều quan trọng mình muốn nhấn mạnh ở đây là framework cũng chỉ là thư viện để hỗ trợ cho ứng dụng của bạn, nó là một phần của ứng dụng chứ không phải cả ứng dụng.
Packaging
Để viết một ứng dụng đúng chuẩn, bạn phải theo structure như một library nào đó của ngôn ngữ đó, hay nói cách khác là bạn có thể install ứng dụng của bạn bằng package manager của ngôn ngữ đó. Những open source library là nơi bạn có thể copy structure về áp dụng cho ứng dụng của bạn.
Và khi framework coi chúng là ứng dụng, chúng ta có quyền đổ lỗi cho ngôn ngữ. Python toolchain rất tệ, requirements.txt, pip, setup.py bị chê rất nhiều, chính vì thế mà developer không thể structure hoàn chỉnh một ứng dụng, chúng không được nhắc đến khi bạn bắt đầu học Python. Ngược lại thì Rust chẳng hạn, làm rất tốt việc này.
Hãy nhìn vào Django. startproject
tạo ra một ứng dụng không đúng theo chuẩn
packaging của python. Và họ nói rằng startapp
mới thực sự là application, một
project có thể có nhiều ứng dụng và application là reusable[1] (nhưng việc này rất
hiếm). manage.py
là CLI entrypoint có kha khá hạn chế cả về code và
deployment.
Tưởng tượng bạn muốn deploy một django app. Bạn cần có git để clone source code
về, hay ít ra là curl - nói chung bạn cần source code. Sau đó phải cd vào đúng
directory chứa manage.py
, khi đó bạn mới có thể run gunicorn
hay chạy
migrate
cho migrations. Nếu bạn cần source code thì sẽ có cơ số thứ không cần
thiết để deploy hay cả những tool như git.
Docker thì sao? Với cloud infrastructure như bây giờ thì mình thấy đóng gói ứng dụng vào docker image hơi thừa thải. Có thể dùng terraform để setup một ec2 instance với đầy đủ os level dependencies. Việc của chúng ta là chạy trực tiếp ứng dụng trên đó. Docker với mình phù hợp hơn trong việc development để chạy những service ở local. Tất nhiên bạn có thể không manage infra, thế nên việc documentation cho ứng dụng của bạn để devops deploy là điều quan trọng không kém.
Nhưng nếu bạn build ứng dụng theo một library. Sau đó run pip install
saksa-1.2.0.tar.gz
chẳng hạn, bạn không cần phải cd đến directory nào cả,
module ứng dụng của bạn đã tồn tại trong sys.path
, bạn chỉ việc gunicorn
saksa.application
.
Vậy còn manage.py
? Tất nhiên bạn nên đóng gói ứng dụng của bạn support CLI, có
thể wrap manage.py
vào module hoặc dùng những thư viện để viết CLI như click
và saksa migrate
.
Đó là những gì mình học được khi nghiên cứu những open source project như sentry[2], lemur[3], dispatch[4]…
Configuration
Trước đây mình cũng có đề cập về configuration, nhưng nó vẫn trong phạm vi của framwork. Sau này khi đã biết về packaging application, mình nhìn lại những ứng dụng mình build, install trên linux desktop của mình, chúng đều là deployment. Microsoft phát hành vscode, bạn deploy nó lên máy của mình, nó có thể chạy với default configuration, và bạn có thể custom chúng, store vào repository trên github và dùng chung cho nhiều máy khác. Tương tự với linux enviroment của mình, mình đã có một repo dotfiles dùng chung có cả máy công ty, máy bàn và laptop.
Web application cũng vậy. Dẹp những concept về dev, stag hay production đi. Hãy coi bạn deploy app của mình nhưng những môi trường đó là những người dùng khác nhau và tùy biến có chút khác nhau, hạn chế environment check trong code.
[0] https://alexkrupp.typepad.com/sensemaking/2021/06/django-for-startup-founders-a-better-software-architecture-for-saas-startups-and-consumer-apps.html#rule2
[1] https://docs.djangoproject.com/en/4.1/ref/applications/#projects-and-applications
[2] https://github.com/getsentry/sentry
[3] https://github.com/Netflix/lemur
[4] https://github.com/Netflix/dispatch